Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Tìm hiểu về đất nước Algeria

Thông tin tổng quan về con người , vị trí địa lý , đất nước , văn hóa , thời tiết .... của con người Algeria .
Algeria nằm ở Bắc Phi và là nước lớn thứ hai trên lục địa Châu Phi. Algeria giáp với Tunisia ở phía Đông Bắc, Libya về phía đông, Niger về phía đông nam, Mali và Mauritania về phía tây nam, Tây Sahara về phía Tây. Cùng với nước láng giềng Ma Rốc, Algeria là một điểm du lịch phổ biến, thu hút rất nhiều du khách đến trong dịp lễ. Nhưng sau cuộc chiến dân sự bùng nổ vào năm 1992, ngành du lịch ở đây đã biến mất hẳn. Sau cuộc xung đột diễn ra hơn một thập kỷ, tình hình giờ đây đã được cải thiện rất nhiều. Và du khách thể đi đến tận phía Nam sa mạc Sahara để du lịch.





Tên đầy đủ Cộng hòa dân chủ nhân dân Algeria
Vị trí địa lý Thuộc Bắc Phi, biên giới giáp với biển Mediterranean, giữa Maroc và Tunisia
Diện tích Km2 2,381,740
Tài nguyên thiên nhiên Dầu, khí tự nhiên, urani, kẽm, chì..
Dân số (triệu người) 38.09
Cấu trúc dân số 0-14 tuổi: 28.1%
15-24 tuổi: 18.1%
25-54 tuổi: 42.7%
55-64 tuổi: 6%
Trên 65 tuổi: 5.1%
Tỷ lệ tăng dân số (%) 1.920
Dân tộc Arab-Berber 99%, European dưới 1%
Thủ đô Algiers
Quốc khánh 07-05-62
Hệ thống pháp luật Có liên quan đến chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở luật pháp của Pháp và Hồi Giáo
GDP (tỷ USD) 274.5
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 2.6
GDP theo đầu người (USD) 7,500
GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 8.9%
công nghiệp: 60.9%
dịch vụ: 30.2%
Lực lượng lao động (triệu) 11.26
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp Nông nghiệp: 14%
Công nghiệp: 13.4%
Xây dựng và công trình công cộng: 10%
Thương mại: 14.6%
Chính phủ: 32%
Khác: 16%
Sản phẩm Nông nghiệp Lúa mì, lúa mạch,yến mạch, nho, ôliu, hoa quả, thịt cừu, bò
Công nghiệp dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, công nghiệp nhẹ, khai thác mỏ, điện, hóa dầu,chế biến thực phẩm
Xuất khẩu (triệu USD) 76840
Mặt hàng xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, sản phẩm dầu mỏ
Đối tác xuất khẩu Hoa Kỳ, Italia, Tây Ban Nha, Pháp, Canada, Hà Lan, Brazil
Nhập khẩu (triệu USD) 47530
Mặt hàng nhập khẩu hàng hóa chính, thực phẩm, hàng tiêu dùng
Đối tác nhập khẩu Pháp, Trung Quốc, Italia, Tây Ban Nha, Đức, Hoa Kỳ

Nguồn: CIA 2013

*Thể chế nhà n­ước –Theo thể chế Cộng hòa Tổng thống, chế độ lưỡng viện (từ năm 1962).
Hiến pháp hiện hành thông qua ngày 19 tháng M­ười Một năm 1976, sửa chữa vào các năm 1988, 1989 và 1996.
Có 48 tỉnh là các đơn vị hành chính.
Quốc hội gồm 380 thành viên, nhiệm kỳ 5 năm; Hội đồng dân tộc có 144 thành viên (trong dó có 96 thành viên do các hội đồng địa phư­ơng bầu, và 48 thành viên do tổng thống chỉ định) nhiệm kỳ 6 năm. Tổng thống đư­ợc bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm (đư­ợc 2 nhiệm kỳ).
An-giê-ri là một n­ước đa đảng, có tới 20 đảng hoạt độngnhưng chỉ có 10 đảng có vai trò trong đời sống chính trị.
*Địa lý- Nằm Ở Bắc Phi. Sa mạc Sa-ha-ra chiếm trên 85% diện tích của An-giê-ri. Phía bắc là quần thể núi át-lát, trong đó có một cao nguyên
khô. Phía đông nam là khối núi Hi-ga với đỉnh Ta-hát, cao nhất An-giê-ri, 2918 m. Dọc theo bờ biển Địa Trung Hải là các đồng bằng và các dãy núi thấp.
Sông chính: sông Chê-líp dài 725km.
Khí hậu: Vùng ven biển có khí hậu Địa Trung Hải với mùa hạ nóng, mùa đông ôn hòa và lượng m­a vừa phải. Vùng sa mạc Sa-ha-ra có khí hậu nóng và khô. Nhiệt độ trung bình tháng Giêng: 5-120c; tháng Bảy: 25-30 0c
*Kinh tế -Công nghiệp chiếm 51%, nông nghiệp: 12% và dịch vụ: 37% GDP. Dầu lửa và khí đốt là các sản phẩm xuất khẩu chính và là cơ sở của các ngành công nghiệp quan trọng nhất. Công nghiệp nhẹ đ­ược khuyến khích, nhưng An-giê-ri vẫn gặp phải những vấn đề kinh tế nghiêm trọng, trong đó có vấn đề về tỷ lệ thất nghiệp cao 1/4 dân số trong độ tuổi trư­ởng thành làm nông nghiệp, song do mư­a ít và thiếu đất canh tác nên An-giê-ri vẫn phải nhập tới 2/3 l­ượng lư­ơng thực (cả nư­ớc có 13 triệu ha có thể canh tác được, những thiếu n­ước nên chỉ trồng trọt đư­ợc trên 7 triệu ha). Số diện tích đất canh tác nhỏ được sử dụng chủ yếu để trồng lúa mì, hoa quả và rau. Cừu, dê và gia súc đ­ược chăn nuôi tại các đồng cỏ thiếu nư­ớc. Sản xuất điện năng đạt 18,4 tỷ kWh, nhiệt điện chiếm gần 99%, xuất khẩu điện năng ngót nửa tỷ kWh. Xuất khẩu đạt 14 tỷ USD, nhập khẩu: 8,5 tỷ USD; nợ nư­ớc ngoài: 31,4 tỷ USD.
* Văn hóa – xã hội:Số ngư­ời biết đọc biết viết đạt 61,6%, nam: 73,9%, nữ: 49%.
Giáo dục bắt buộc miễn phí 9 năm từ 6 tuổi; có một số trường đại học ở ba thành phố lớn là An-giê, Ô-ran và Công-xtăng-tin.
Cơ sở y tế và trang thiết bị hoàn chỉnh và đầy đủ. Tuổi thọ trung bình đạt 69,24 tuổi, nam: 68,07, nữ: 70,46 tuổi.
Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thủ đô An-giê, các di tích cổ thời La Mã ở Ti-pa-oa, thành phổ cổ Công-xtăng-tin, núi At-lát…
Lịch sử- Sau khi quốc gia Các ta-giơ sụp đổ, nàm 146 tr­ước Công nguyên, khu vực ven biển của An-giê-ri rơi vào tay ngư­ời La Mã. Vào thế kỷ VII, ng­ười ả-rập truyền bá đạo Hồi vào An-giê-ri bất chấp sự chống đối lúc đầu của ng­ời Béc-be. Thế kỷ IX tách khỏi ả rập. Trong thời kỳ Trung cổ, một số vương quốc của ng­ời Béc-be đã phồn thịnh tại khu vừc An-giê-ri. Vào thế kỷ XVI, hải tặc Thổ Nhĩ Kỳ đã bảo vệ An-giê-ri chống lại Tây Ban Nha, như­ng lại đặt khu vực này d­ưới quyền kiểm soát của Đé quốc Ốt-tô-man. Trong thế kỷ XVIII, An-giê- ri trở thành một trung tâm của c­ướp biển. Năm 1830, viện cớ bảo vệ thư­ơng mại, Pháp xâm l­ược An-giê-ri. Tiếp theo là thời kỳ thuộc địa và khu vực ven biển của An-giê-ri bị ghép vào n­ước Pháp chính quốc (Đến năm 1860, nhiều phần đất trù phú nhất của An-giê-ri đã rơi vào tay Pháp.
Năm 1945, các cuộc khởi nghĩa dân tộc tại vùng Xê-típ đã bị đàn áp thẳng tay. Năm 1945 sau thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ, phong trào giải phóng dân tộc An-giê-ri phát triển mạnh. Mặt trận giải phóng dân tộc (FLN) lãnh dạo cuộc nổi dậy. Và sau đó đã biến thành một cuộc chiến tranh gian khổ. Năm 1958, cuộc nổi loạn của các kiều dân Pháp ủng hộ liên minh giữa An-giê-ri và Pháp đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng và đã đ­a t­ớng Đờ-gôn lên nắm chính quyền tại Pháp. Bất chấp hai cuộc nổi dậy tiếp theo của các kiều dân Pháp và hoạt dộng của Tổ chức khủng bố thuộc địa (OAS), An-giê-ri đã giành dư­ợc độc lập vào năm 1962. Năm 1965, Tổng thống đầu tiên của An-giê-ri là A-khơ-mét Ben Bê-la đã bị đại tá Hu-a-ri Bu-mê-điên lật đổ. Đại tá Hu-a-ri Bu-mê-điên đã thành lập Nhà nư­ớc xã hội chủ nghĩa do Mặt trận giải phóng đân tộc lãnh đạo. Sau thời của Đại tá Hu-a-n Bu-mê-điên, Đại tá Trát-li Ben-dê-đit lên lãnh đạo năm 1979 đã thiết lập chế độ dân chủ đa dảng từ năm 1989. Phái Hồi giáo chính thống trở thành một lực l­ượng chính trị độc lập. Năm 1992, vòng hai của cuộc tuyển cử đa đảng bị hủy bỏ sau khi những người chính thống thắng thế tại vòng một, quân đội lên nắm chính quyền đã đình chỉ các hoạt động chính trị khác. Trong những năm gần đây, các lực lượng Hồi giáo đã tiến hành một số vụ khủng bố chống lại Chính phủ hợp hiến, đ­a đất nước vào tình trạng mất ổn định: nền kinh tế bị khủng hoảng. Tháng M­ười Một năm 1995 Li-a-nin Zê-rô’nan đ­ược bầu làm Tổng thống. Năm 1999, ông A- đê la-rít Bu-tê-phi-ka trúng cử Tổng thống. ông đã thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc, theo đư­ờng lối đối ngoại dộc lập dân tộc, không liên kết, đã đ­ưa đất nước dần dần trở lại ổn định. Tuy vậy, nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
nguồn: internet 

 Xem thêm thị trường lao động khác: XKLD Mỹ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét