Hiển thị các bài đăng có nhãn cục quản lý lao động ngoài nước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cục quản lý lao động ngoài nước. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Lao động bị đánh ở Algeria đề nghị Bộ can thiệp

Lao động của Simco Sông Đà đi xuất khẩu lao động Algeria bị đánh, đề nghị Bộ Lao Động can thiệp khi chưa được đền bù thỏa đáng


Sáng 21/12, hàng chục lao động của Công ty Simco Sông Đà (Hà Nội) đã gửi đơn đề nghị hỗ trợ giải quyết việc thanh lý hợp đồng tới Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH). Vụ việc liên quan tới lao động VN bị hành hung ở Algeria và phải xin về nước trước hạn vừa qua.

Lao động tới Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị hỗ trợ giải quyết sáng 21/12
Lao động tới Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị hỗ trợ giải quyết sáng 21/12

Chưa thống nhất ở phương án thanh lý
Trao đổi với PV Dân trí, anh Nguyễn Văn Lại (Ứng Hòa, Hà Nội) mong muốn Công ty Simco Sông Đà sớm thanh lý hợp đồng theo hướng có lý, có tình để có kinh phí để tiếp tục làm ăn. “Hôm 18/12, tôi đã ra làm việc với Cty nhưng tới nay vẫn chưa có kết quả cuối cùng” - anh Nguyễn Văn Lại cho biết.
Cùng tâm trạng trên, anh Cấn Hữu Phước (Thạch Thất, Hà Nội) bổ sung: Hôm 18/12, tôi và nhiều anh em đã làm việc với đại diện công ty về việc thanh lý hợp đồng. Nhưng rút cục công ty không đưa ra được phương án hiệu quả. Bản thân tôi và nhiều anh em phải đi lại nhiều lần. Nay sắp tới Tết rồi, tôi cũng muốn có thông tin cụ thể về tiền nong để góp Tết với gia đình.
Từ tháng 6-7/2015, hơn 50 lao động VN được Công ty Simco Sông Đà (Hà Đông, Hà Nội) đưa sang làm công nhân xây dựng cho Công ty TNHH xây dựng công trình Đông Nhất Giang Tô (Trung Quốc) tại thành phố Khenchela (Algeria). Sau một thời gian làm việc, công nhân đã bị phía chủ sử dụng Trung Quốc hành hung và phải xin về nước trước hạn hợp đồng.
Theo nhiều lao động, hôm 18/12, Cty Simco Sông Đà có đưa ra có đưa ra phương án khấu trừ chi phí. Tuy nhiên, anh Lê Đức Thịnh (Bắc Giang) nói: “Phương án này sau khi khấu trừ các chi phí, người lao động sẽ không còn một đồng nào. Ngoại trừ một khoản lương trong 2 tháng làm việc ở Algeria”.
Theo anh Lê Đức Thịnh, nhiều người có giấy hẹn làm việc vào ngày 21/12 nhưng không được giải quyết. “Vì vậy, chúng tôi làm đơn để nhờ Cục Quản lý lao động Ngoài nước can thiệp”.

Nhiều phương án nhưng chờ ý kiến chỉ đạo
Trong một diễn biến khác, chiều 21/12, PV Dân trí đã liên hệ với đại diện Cty Simco Sông Đà để có thông tin 2 chiều.
Giải thích lý do chưa hoàn thành việc thanh lý, ông Nguyễn Khắc Kim - Tổng Giám đốc Công ty Simco Sông Đà - cho biết: “Ngày 15/12, chúng tôi mới nhận được các thông báo về tiền lương của phía Nhà thầu Trung Quốc từ Algeria gửi về. Do thời gian làm việc khác nhau nên tiền lương còn lại của người lao động chỉ dao động từ vài trăm USD tới hơn 1.000 USD.
Trên cơ sở đó, hôm 18/12, đại diện công ty đã cuộc trao đổi với người lao động về phương án thanh lý. Công ty đã đưa ra một số phương án thanh lý bằng tiền hoặc có thể mở hướng đi xuất khẩu lao động sang thị trường khác cho người lao động.
Tuy nhiên, đa số người lao động đều muốn lấy lại toàn bộ số tiền đã đóng. Việc này còn gây tranh cãi giữa 2 bên”.

Nhóm đại diện người lao động gửi đơn tới Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Nhóm đại diện người lao động gửi đơn tới Cục Quản lý lao động ngoài nước.

Được biết trước đó, Công ty Simco Sông Đà đã ứng ra cho mỗi lao động số tiền gồm: 1.700 USD bồi thường cho Nhà thầu Trung Quốc và hơn 500 USD mua vé máy bay. Tổng số lao động về nước trong đợt này là hơn 50 lao động.
Buổi đàm phán hôm 18/12 đã thất bại, công ty Simco Sông Đà chưa đưa ra thời hạn làm việc tiếp theo. “Sáng 21/12, Công ty đã gửi văn bản lên Cục Quản lý lao động ngoài nước để báo cáo tình hình và xin ý kiến chỉ đạo. Khi có thông tin cập nhật, chúng tôi sẽ có thông báo sau”  - ông Nguyễn Khắc Kim nói.
Như vậy, sự việc chưa thống nhất quan điểm về phương án thanh lý hợp đồng cũng như việc Cty Simco Sông Đà chưa có lịch hẹn đàm phán tiếp theo là nguyên nhân khiến người lao động tìm đến Cục Quản lý lao động ngoài nước sáng 21/12.

Sáng 21/12, Cục quản lý lao động ngoài nước đã tiếp nhận đơn đề nghị của đại diện người lao động. “Chúng tôi muốn nghe giải trình từ 2 phía sau đó sẽ có ý kiến tiếp theo về vụ việc này” - ông Phạm Viết Hương, Cục Phó Cục quản lý lao động ngoài nước cho biết.

theo Dân Trí

 

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

Bồi thường 1.700usd/người lao động VN ở Algeria bị đánh

Vừa qua tình trạng NLĐ đi xuất khẩu lao động Algeria đang gặp vài vấn đề trục trặc khi Cty Simco Sông Đà có lao động ở bên Algeria bị đánh. Mới đây chúng tôi đã có thông tin bồi thường cho người lao động VN bị đánh ở Algeria: Chốt mức bồi thường 1.700 USD/người để được hồi hương
Chiều 30/10, thông tin mới nhất từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), việc thỏa thuận mức tiền bồi thường do người lao động của Công ty Simco Sông Đà phái cử sang làm việc tại Algeria đơn phương dừng hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động Trung Quốc là 1.700 USD/người.

Theo đó, Công ty Simco Sông Đà đã làm việc với công ty sử dụng lao động Đông Nhất Giang Tô (Trung Quốc) hôm 29/10 để đàm phán dứt điểm hướng giải quyết vụ việc 57 lao động đòi về nước khi đang làm việc cho Đông Nhất Giang Tô tại Algeria.
Sau nhiều vòng đàm  phán, hai bên đã thống nhất phương án giải quyết như sau:
Đối với 5 lao động có nguyện vọng tiếp tục ở lại làm việc ở Algeria, chủ sử dụng lao động, người lao động và công ty Simco Sông Đà sẽ ký phụ lục hợp đồng với định mức khoán mới đã được thống nhất để lao động trên tiếp tục ở lại làm việc cho công ty sử dụng lao động.
Trường hợp 52 lao động còn lại (trong đó có 1 đốc công và 1 phiên dịch) sẽ được làm thủ tục và về nước chậm nhất trong 10 ngày tới.
Hai bên đã thỏa thuận thống nhất mức bồi thường hợp đồng là 1.700 USD/lao động và chi phí mua vé máy bay về nước cho người lao động. Công ty Simco Sông Đà sẽ ứng tiền bồi thường hợp đồng và mua vé máy bay cho người lao động về nước.
Mức bồi thường 1.700 USD/người cho chủ sử dụng lao động thấp hơn nhiều so với mức ban đầu đề là từ 3.000-4.000 USD/người.

Bồi thường 1.700usd/người lao động VN ở Algeria bị đánh
Lao động VN ở Algeria chờ về nước (Ảnh do thân nhân lao động cung cấp)

Cục Quản lý lao động ngoài nước đã chỉ đạo Công ty Simco Sông Đà chuẩn bị và báo cáo Cục phương án thanh lý hợp đồng để chủ động làm việc với người lao động sau khi về nước.
Theo một lãnh đạo Cục Quản lý lao động, việc thanh lý hợp đồng giữa người lao động và Cty Simco Sông Đà sẽ được Cục giám sát chặt chẽ để hạn chế khiếu kiện.

Hôm 23/10, Cục Quản lý lao động ngoài nước có văn bản yêu cầu Công ty Simco Sông đà khẩn trương đàm phán với đối tác để hoàn tất các thủ tục về nước đối với những lao động muốn về và ký lại hợp đồng với số lao động muốn ở lại làm việc.

Trả lời câu hỏi của PV Dân trí trước đó về phương án xử lý tài chính nếu chủ sử dụng đòi bồi thường, ông Tống Hải Nam - Cục Phó Cục quản lý lao động ngoài nước  - cho biết: “Nếu chủ doanh nghiệp đòi bồi thường mà người lao động không có khả năng chi trả, công ty phái cử phải có trách nhiệm chi trả thay cho người lao động (tiền bồi thường, vé máy bay...). Sau khi về nước, các bên sẽ căn cứ vào sai phạm cụ thể để chia sẻ mức độ rủi ro”.

Từ tháng 6-7/2015, 57 lao động VN được Công ty Simco Sông Đà (Hà Đông, Hà Nội) đưa sang làm công nhân xây dựng cho Công ty TNHH xây dựng công trình Đông Nhất Giang Tô (Trung Quốc) tại thành phố Khenchela (Algeria). Chỉ sau 1 thời gian ngắn, hai bên đã xảy ra xô xát khiến 2 lao động VN bị thương, tâm lý của đa số người lao động bị dao động và muốn hồi hương sớm.
Liên quan tới sự việc trên, thân nhân của đa số lao động trên đã nhiều lần phản ánh với các cơ quan chức năng và báo giới để kêu gọi sự giúp đỡ. Hôm 15/10, gần 50 thân nhân của lao động đã làm việc với Cục Quản lý lao động ngoài nước và đồng loạt đề nghị giải quyết để đưa lao động về nước.
Dân Trí

  Xem thêm thị trường lao động khác: XKLD Mỹ

 

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Đăng ký hợp đồng đi xkld angeri do cục cấp

Trích một trong những đăng ký hợp đồng đưa công nhân xây dựng đi xuất khẩu lao động Algeria do Cục Quản lý Lao động ngoài nước cấp cho công ty Thăng Long OSC

Trong đó Cục QL LĐ NN đã đồng ý cho phép công ty đưa 150 lao động sang làm việc tại Angeri

Đăng ký hợp đồng đi xkld angeri do cục cấp